Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Ngày nay việc điều trị các bệnh xã hội đã trở thành vấn đề cấp thiết bởi nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Một trong những căn bệnh xã hội mắc phải phổ biến nhất và nguy hiểm nhất là giang mai. Vậy bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.
dau hieu benh giang mai

Bệnh giang mai là gì?
Theo tài liệu y khoa cổ thì giang mai là bệnh có từ 400 năm trước và ngày nay thì tỷ lệ mắc bệnh là rất cao.
Giang mai do xoắn khuẩn Treponmapallidum gây ra, đây là bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng bởi thông qua đường tình dục không an toàn. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, ngoại hình và sức khỏe của người bệnh bởi những vết lở loét trên bề mặt da và nếu không điều trị thì sẽ ngày càng khó chữa, thậm chí ăn sâu vào phủ tạng người bệnh.
Nguyên nhân mắc bệnh giang mai
Giang mai là một loại bệnh xã hội, nguyên nhân gây ra bởi:
-         Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường phổ biến và thường xuyên nhất. Nếu quan hệ với người mắc bệnh giang mai thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao.
-         Di truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mắc bệnh giang mai khi có con thì nguy cơ lây nhiễm từ mẹ vào thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối rất lớn. Bởi vậy con sinh ra dễ mắc phải bệnh giang mai bẩm sinh.
-         Tiếp xúc với vết thương hở: Xoắn khuẩn giang mai nhanh chóng xâm nhập vào máu của người bệnh nên khi người khác vô tình tiếp xúc với vết thương hở có dịch, máu chứa xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây nhiễm.
-         Lây qua đường máu: Người mắc bệnh giang mai nhưng không biết mà vô tình truyền máu cũng là nguyên nhân lây nhiễm.
-         Tiếp xúc với dịch có chứa khuẩn giang mai, sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân.
Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian giang mai lây nhiễm mạnh nhất. Còn khi vào giai đoạn cuối thì khả năng lây nhiễm cho người xung quanh giảm đi.
Biểu hiện của bệnh giang mai
Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một biểu hiện riêng, cụ thể:
-         Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn ủ bệnh nên nếu phát hiện thì chữa trị rất đơn giản và nhanh chóng. Khi bị nhiễm khuẩn giang mai, bệnh được ủ tử 10-90 ngày sau đó mới có những biểu hiện cụ thể như: các nốt sần cứng rồi đến vết loét săng giang mai hình tròn hoặc bầu dục, không đau đớn hay ngứa, có hạch nổi lên.
-         Giai đoạn 2:
+ Giai đoạn này sau giai đoạn 1 từ 4-10 tuần với các dấu hiệu như: các nốt ban hồng hoặc hơi tím đối xứng ở khắp cơ thể, nhất là lưng, sườn, lòng bàn tay, chân, bộ phận sinh dục,… không ngứa, không bong tróc vảy.
+ Viêm loét da, các nốt có nước và dịch, dễ vỡ khi cọ sát và rất dễ lây nhiễm.
+ Đau đầu, sốt cao toàn thân, mệt mỏi, nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn,… và chán ăn, sụt cân.
Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 3-6 tuần với các triệu chứng trên.
-         Giai đoạn tiềm ẩn: Các triệu chứng của giai đoạn 2 dần giảm đi và gần như biến mất, khi ấy, giang mai đã chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn.
-         Giai đoạn 3: Xảy ra rất muộn, có người từ 13-15 năm nhưng cũng có người muộn hơn. Đến giai đoạn này khuẩn giang mai đã ăn sâu vào trong cơ thể, đến các phủ tạng như cơ bắp tim, não,... gây ra 3 loại giang mai như: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai,…
Giai đoạn này thường khó chữa và nếu không được chữa trị người bệnh có thể bị: thần kinh, đột quỵ, liệt, mù lòa, điếc,…
Cách phòng tránh bệnh giang mai
-         Quan hệ tình dục an toàn: Theo các bác sỹ, nên quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn và nếu quan hệ với nhiều người thì bắt buộc phải sử dụng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm.
-         Nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh giang mai cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay và có phương án điều trị. Đồng thời bạn tình của người bệnh cũng cần được thăm khám để có thể phát hiện bệnh.

Hiểu biết về bệnh giang mai là cách phòng tránh tốt nhất cho mỗi người. Hãy trau dồi cho mình những kiến thức cơ bản nhất để bảo vệ mình và cho những người xung quanh.
Mời bạn đọc thêm:

Đăng nhận xét